Các địa điểm du lịch không thể bỏ qua khi tới Cổ Thạch Bình

Thứ Sáu, Tháng Sáu 22nd, 2018

Các điểm du lịch ở Cổ Thạch

Bãi đá bảy màu Cổ Thạch

Rời bãi đá khổng lồ, men theo bờ biển khoảng 300m, du khách sẽ thấy một bãi đá quy tụ hàng trăm ngàn viên sỏi phong phú về hình dáng như vuông, tam giác, lục giác, đa giác, hình thoi… Không chỉ đa dạng về hình dáng, những viên sỏi ở đây có nhiều sắc màu khác nhau như trắng, đen, vàng, nâu, tím, xanh, lam, đỏ… với những đường vân rất đẹp. Dưới những đợt sóng và ánh nắng, cả bãi đá ánh lên những gam màu lung linh như những viên ngọc thuần khiết nhất.

bai-da-7-mau-co-thach.jpg

Chùa Hang (Chùa Cổ Thạch)

Cổ Thạch Tự hay còn gọi là Chùa Hang, tọa lạc gần bờ biển xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, cách thành phố Phan Thiết khoảng 100km về hướng Bắc, ẩn mình trong hang động tự nhiên với cảnh non nước hữu tình. Chùa được xây dựng năm 1835 – 1836 trên khu đồi núi thấp, nằm ở độ cao 64m so với mặt nước biển, người ta lợi dụng những hang đá để xây dựng chùa. Đầu tiên chùa chỉ là một tham am nhỏ vách ván, lợp lá. Thời vua Thiệu Trị chùa được dựng lớn cả về không gian lẫn nghệ thuật và còn giữ hầu như nguyên vẹn đến ngày nay. Toàn bộ ngôi chùa có diện tích khoảng 1.200m2, bao gồm: khu chánh điện, khu tam quan ngoại và các công trình phụ cảnh khác.

chua-co-thach.jpg

Lăng Ông Nam Hải

Lăng Cá Ông còn được gọi là lăng Ông Nam Hải, nằm bên phải đình thần Thắng Tam, thuộc phường Thắng Tam. Theo truyền thuyết, ba phần đầu, thân, đuôi của Cá Ông trôi dạt về ba vùng: Vũng Tàu, Cần Giờ, Long Hải ở thế kỷ 19. Đầu cá dạt về bãi Tầm Dưng, to đến nỗi không thể kéo lên bờ được, nhân dân phải lấy tre rào lại cho thịt thối rữa mới tháo từng khớp xương đem rửa sạch đưa về thờ tại Bãi Trước. Cá Ông được ngư dân trong vùng tin là tướng quân của Long Vương được giao nhiệm vụ bảo vệ tàu thuyền. Ngày nay, mỗi khi có cá Ông trôi dạt vào bờ, ngư dân đều lấy xương đem thờ trong lăng. Du khách tham quan lăng sẽ nhìn thấy những tủ kính đựng xương cá và bàn thờ chạm Long, Lân, Quy, Phụng công phu.

lang-ong-nam-hai.jpg

Mách Nhỏ
Hàng năm, từ ngày 16 đến 18 tháng 8 âm lịch, lăng Ông Nam Hải tổ chức lễ hội Nghinh Ông rất sôi động, thu hút nhiều du khách tham dự.

Đồi Cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương là một điểm du lịch mới được khai thác ở Bình Thuận. Nơi này có những cồn cát hoang sơ bên những xóm làng của đồng bào dân tộc Chăm. Đi chơi đồi cát du khách được hòa mình vào thiên nhiên trên vùng cát vàng, còn thích thú khi được ngắm nhìn những đàn cừu, bò, dê gặm cỏ, uống nước dọc theo những con suối mát, yên bình…

doi-cat-nam-cuong.jpg

Biển Cổ Thạch

Bãi biển Cổ Thạch thuộc địa phận xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, cách thành phố Phan Thiết khoảng 90km. Có hai hướng để đến nơi đây, một là từ Phan Thiết xuôi theo quốc lộ 1 đến Cổ Thạch. Hướng thứ hai từ Mũi Né vòng ra quốc lộ 1 tại Lương Sơn. Độ dài đường đi giữa hai hướng chênh lệch không nhiều, và đều ôm gọn những cung đường biển tuyệt đẹp, hay bức tranh đồi cát bao la.

bien-co-thach-lung-linh.jpg
Khám phá thêm nhiều địa danh du lịch đẹp khác tại : xuyên việt