Có tiền mà không tìm được trường học cho con

Thứ Năm, Tháng Ba 12th, 2015

Từ nhiều năm nay, bài toan tìm trường cho trẻ khi tới tuổi đến trường là vấn đề khá nhức nhối của các thành phố lớn.

Chia sẻ với chúng tôi về sự bất cập này, PGS. Văn Như Cương cho biết, đây là một bài toán khó, nhất là đối với những trường tư thục thì từ trước tới nay chủ yếu là tận dụng những phòng thừa của gia đình, đi thuê chứ ít ai đi xin đất để xây trường.

PGS. Văn Như Cương cho rằng, nên xem lại quy định 8m2/trẻ vì thực tế các trường nội thành của các thành phố lớn khó mà đạt được.

Theo PGS Cương, vấn đề này các nhà đầu tư, các nhà giáo dục chưa nghĩ tới điều mở rộng diện tích cho trường mầm non, chưa nghĩ tới thì khó có thể đảm bảo được diện tích 8 m2/trẻ như mong muốn.

PGS. Cương cũng cho rằng với 16m2 mà chỉ nuôi được 2 trẻ là lãng phí diện tích. “Lấy ví dụ một gia đình với 2 đứa con cũng không thể đủ tiêu chuẩn (8m2/con) được. Do đó, quy định 8m2/trẻ cũng nên phải xem lại. Thêm nữa nhà nước cần tăng cường tìm diện tích để xây dựng các nhà mẫu giáo công lập, phải khôi phục lại, phổ cập lại trường mẫu giáo, nhà nước phải có kinh phí, phải đào tạo người nuôi dạy trẻ cho đàng hoàng để có nghiệp vụ” PGS Cương đề nghị thêm.

Theo lời của PGS. Văn Như Cương, phải làm cho mỗi khu phố có một diện tích nhất định dành cho nhà trẻ và không thể khoán trắng cho tư nhân.

Trong khi đó TS. Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng, cần phải nhìn vấn đề ở hai khía cạnh. Vấn đề chuẩn nhà nước đưa ra (8m2/trẻ) là để thực hiện cho khoa học và từ đó mới bảo vệ quyền lợi cho trẻ. Bên cạnh đó nội thành rất chật chội trong khi người dân cần trường, do đó cần ủng hộ giải pháp “tình thế” mặc dù chưa giữ được chuẩn hóa nhưng để người dân vẫn có chỗ gửi con.

Tuy nhiên, theo TS. Tùng Lâm về diện tích có thể chấp nhận như vậy, nhưng các điều kiện khác như không để các trẻ bị nóng, ẩm thấp, ngoài ra đội ngũ giáo viên phải giỏi.

TS. Tùng Lâm cũng bày tỏ, đối với những cơ sở tư nhân chắp vá, lợi dụng sự chật chội trong nội thành để nuôi trẻ thì cần phải lên án, nhưng nếu nhà nước để trường, cơ sở xập xệ cũng không được.

“Không vì thiếu mà lại làm bừa, ví dụ quy định 1 phòng  50m2 mà có tới hơn 30 cháu là phản giáo dục, chỉ cơi nới phần nào đó thôi chứ nếu lợi dụng để làm bừa thì không được. Chật quá mức sẽ ảnh hưởng nhiều tới trẻ và chúng ta không được phép làm như vậy” TS. Tùng Lâm thẳng thắn.

Tháo gỡ theo cách nào?

Nói về tình trạng thiếu trường lớp hiện nay, nhất là đối với bậc học mầm non tại các khu vực nội thành, PGS. TS Huỳnh Văn Sơn – PCT Hội Tâm Lý van hoc xã hội Việt Nam nhận định, việc các trường mầm non trong nội thành khó đạt chuẩn về diện tích có nhiều lý do: Thứ nhất, có thể khi xây chuẩn chúng ta chưa dự phòng đến sự giãn dân, đến tình hình phát triển của thành phố, đến lộ trình giãn dân, đến những biến động xoay quanh sự phát triển của đô thị.

Gian gian tìm nơi gửi con. Ảnh minh họa

Hay như, lộ trình phấn đấu đạt chuẩn, xây dựng trường mầm non nội thành đạt chuẩn chưa đạt được vì vướng mắc thủ tục hay gặp một số khó khăn nhất định trong định hướng chung.

Nhìn ở khía cạnh khác, PGS. Sơn cho rằng cũng có thể là sự dự báo về mặt giáo dục, nhân lực và nhiều vấn đề khác có liên quan cũng chưa ăn khớp hoặc có thể còn một phần chủ quan nên vấn đề vẫn còn là… thách thức.

“Tôi cho rằng nếu đã chuẩn và đã được công bố, đã được duyệt thì chúng ta cần nỗ lực hết mình. Muốn thế thì phải có những giải pháp đột phá. Việc hoán đổi cơ sở, di dời trường mầm non vào những địa điểm hẻm nhưng đảm bảo chuẩn song song với việc rà soát lại những quy hoạch treo, những cơ sở thuê mướn của nhà nước hay những cơ quan đã sát nhập, giải thể cần được thực hiện đồng bộ, mạnh mẽ và quyết liệt” PGS. Sơn nêu quan điểm.

Cũng theo vị chuyên gia tâm lý này, việc diện tích không đạt chuẩn nhưng vẫn đạt về chất lượng ở cơ sở giáo dục mầm non thì không ảnh hưởng nhiều tới tâm lý. Tuy nhiên, với một số cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, các trường mầm non phường vẫn còn tồn tại ở các ngôi nhà gốc với diện tích dưới 5 mét ngang thì khó có thể đảm bảo nhu cầu vận động, nhu cầu tương tác tích cực… Điều này có thể ảnh hưởng đến sự năng động, tự tin và sự khám phá của trẻ.

Nhà trường khẳng định không “ép” học sinh may đồng phục mới, giáo viên chủ nhiệm “bắt buộc” phải may ít nhất một áo mới. Vậy trên không bảo nhưng dưới lại làm?

Về vấn đề tầm nhìn xây dựng cơ sở vật chất trường học cho trẻ, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã chỉ đạo trong Hội nghị tổng kết năm học của ngành giáo dục Thủ đô vừa qua, trong đó ông nhấn mạnh Hà Nội mặc dù phát triển nhưng vẫn còn tồn tại chất lượng giữa các miền, vùng, khu vực, nhất là nội thành và ngoại thành.

Đáng lo nhất là nội thành thiếu trường hoc truc tuyen do gia tăng dân số, đất đai eo hẹp. Thực tế, số trường đạt chuẩn quốc gia nội thành ít hơn ngoại thành vì tiêu chí đất đai khó đáp ứng.

“Gia tăng dân số làm quá tải về trường lớp. Tôi đưa ra công thức, nội thành cần rà soát đất đai đầu tư trường mới, mở rộng trường. Ngoại thành chú trọng nguồn lực tài chính để xây dựng kiên cố hoá trường” ông Thảo cho hay.

Cũng theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội, hiện Thủ đô đã cho phép các trường nâng thêm tầng để đảm bảo diện tích. Theo đó, tầng cao sẽ dành cho đội ngũ quản lý trường, tầng trung và dưới dùng để dạy học.

“Chúng tôi đang đề xuất có quy chuẩn riêng trong đó có những quy chuẩn xây dựng trường học ở 4 quận nội thành, từ đó tháo gỡ khó khăn về cơ sở vật chất” ông Thảo khẳng định.