Động đất là gì? Mức độ của động đất được đo lường ra sao

Thứ Hai, Tháng Tám 29th, 2022

Động đất là gì? Mức độ của động đất được đo lường như thế nào? Nếu bạn đang có những thắc mắc này hãy khám phá hết bài viết nhé.

Khái niệm động đất là gì?

Động đất là gì? Mức độ của động đất được đo lường ra sao

Động đất là một hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mức độ mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter) do sự dịch chuyển những mảng thạch quyển hoặc các đứt gãy ở dưới mặt đất và nó truyền qua các khoảng cách khá lớn.

Một cơn chấn động đơn độc thường kéo dài chỉ trong giây, những trận động đất nghiêm trọng nhất cũng sẽ chỉ kéo dài tối đa là 3 phút mà thôi.

Những độ lớn của động đất là gì

Để đo độ lớn của những cơn động đất, các chuyên gia thường sử dụng độ Richter để đo lường. Cụ thể như sau:

Độ Richter từ 1 – 2: Chúng ta không nào thể nhận biết được.

Độ lớn Richter từ 2 – 4: Cơn động đất có thể nhận biết được nhưng thường sẽ không gây ra thiệt hại gì cả.

Độ lớn Richter từ 4 – 5: Mặt đất sẽ có một sự rung chuyển nhất định, chúng ta có thể nghe thấy được tiếng nổ nhưng thiệt hại là không đáng kể nào cả.

Độ lớn Richter từ 5 – 6: Nhà cửa sẽ xuất hiện sự rung chuyển, các công trình xây dựng sẽ có hiện tượng rạn nứt.

Độ lớn Richter từ 6 – 7: Khiến cho nhà cửa bị hư hại mức độ nhẹ mà thôi.

Độ lớn Richter từ 7 – 8: Cơn động đất tương đối mạnh, có thể phá hủy tất cả các công trình xây dựng bình thường, để lại những vết nứt lớn hoặc vùng sụt lún trên bề mặt đất.

Độ lớn Richter từ 8 – 9: Tình trạng động đất này rất mạnh khiến nhà cửa đổ nát, nền đất bị lún sâu có thể lên đến 1m  dẫn đến tình trạng thay đổi địa hình trên khoảng diện rộng.

Độ lớn Richter bằng 9: Nó rất hiếm khi xảy ra và nếu có sẽ gây ra thiệt hại rất nghiêm trọng.

Tác hại của động đất gây ra như thế nào

Tác động trực tiếp của những trận động đất là rung cuộn mặt đất, làm nứt vỡ, sụp đổ các công trình xây dựng, gây sạt lở đất đai, lở tuyết. Mức độ nghiêm trọng của động đất dựa trên cường độ, khoảng cách tính từ tâm chấn, và các điều kiện về địa chất, địa mạo tại nơi đang bị ảnh hưởng.

Động đất cũng thường gây ra những cơn hỏa hoạn khi chúng phá hủy các đường dây điện huyết mạch và các đường ống dẫn khí.

Các trận động đất xảy ra dưới đáy biển có thể gây ra lở đất hay biến dạng đáy biển, làm phát sinh sóng thần (những đợt sóng lớn tràn qua các đại dương rồi đổ bộ vào đất liền). Đôi khi động đất còn khiến núi lửa hoạt động, thậm chí là những núi lửa đã tắt từ lâu…

Qua bài viết chắc hẳn bạn cũng đã hiểu động đất là gì và tác hại của động đất gây ra rồi phải không nào, hãy theo dõi website của chúng tôi để nhận được thêm nhiều thông tin hay hơn nhé.

>>> Bài viết liên quan: núi lửa là gì?