Gerrard sau Euro anh làm gì

Thứ Năm, Tháng Hai 25th, 2016

Kết thúc chiến dịch bongdaso Euro 2012, đạt được thỏa thuận gia hạn hợp đồng với Liverpool, Gerrard dành 2 tuần ngắn ngủi trong kỳ nghỉ hè cùng gia đình. Trong khoảng thời gian này, Gerrard hóa thân thành những nhân vật khác nhau, từ VĐV lướt sóng tới từ diễn viên hay thợ sửa ô tô với không ít kỷ niệm.

Hồi ký Steven Gerrard - Chương 17: Sau Euro, Gerrard làm gì?
Steven Gerrard. Ảnh: Internet.

Trải nghiệm ở Ibiza

Ibiza là hòn đảo ở Địa Trung Hải, cách thành phố Valencia, Tây Ban Nha 79 km. Đây là điểm đến ưa thích của tôi trong các kỳ nghỉ (Gerrard từng đến đây một lần nữa vào hè năm ngoái), nơi lướt ván ca nô là môn thể thao phổ biến do sức gió lớn, biển tĩnh.Từ bé, tôi đã là tín đồ của những môn thể thao mạo hiểm dưới nước. Nhưng vì gia đình không đủ điều kiện, tôi tự nghĩ ra biến thể của những trò chơi này. Thay vì sử dụng mặt biển làm thảm đấu, tôi mượn chiếc ván trượt mặt đất của cậu bạn Comie hàng xóm, lấy vách đá của khu nhà làm cột, giữ sợi dây dài 10 m thật chặt sau khi đã cố định nó, đứng trên ván và bắt đầu lướt đi.

Bây giờ, lich thi dau bong da khi đã gây dựng sự nghiệp, có những đồng tiền do chính mình làm ra, tôi quyết định tới Ibiza thỏa mãn giấc mơ. Thú thật, không hiểu sao đến giờ này tôi mới chợt nhớ lại sở thích thuở thiếu thời, nhưng thôi, quan trọng là tận hưởng hiện tại đã.

Lướt ván ca nô cực kỳ nguy hiểm với những ai chơi lần đầu, thường là phải có người đi kèm. Nhưng tôi chọn cách “độc lập tác chiến”. Ca nô bắt đầu di chuyển, tăng tốc dần dần. Giữ vững dây văng, tôi trụ được khoảng 2 hay 3 phút gì đó trước khi mất kiểm soát. “Ùm”, tôi thấy mình chìm dần xuống đáy biển rất nhanh, tai ù, mất định hướng khái niệm về không gian. Trong những tai nạn như vậy, ti le bong da nếu không được sơ cứu kịp thời, chỉ mất 2 phút để tước đi tính mạng của nạn nhân. Vẫn may là vì lường trước được nguy hiểm, đội quản lý vùng biển đã cử sẵn người lái ca nô đi theo, sẵn sàng nhảy xuống giải cứu nếu tôi rơi xuống. Hú vía!

Tập làm James Bond

Đông Nam Á là thứ gì đó huyền bí với tôi. Sau 4 ngày tại Ibiza, tôi đưa cả nhà tới Thái Lan – kinh đô của giải trí theo mô tả của một vài trang mạng chuyên du lịch. Tất nhiên, Thái Lan là vùng đất xa xôi nên phòng bất trắc, tôi thuê 8 vệ sỹ đi cùng để bảo vệ cả nhà, đầu luôn đội mũ lưỡi trai tránh gây sự chú ý. Hơn nữa, Thái Lan nổi tiếng với thành phố Pattaya nhiều cạm bẫy nên tốt nhất là nên có người đi cùng, tránh những rủi ro không đáng có.

Thực ra, tôi cũng đọc trên mạng khá nhiều về Thái Lan, nơi ngành công nghiệp tình dục, vũ trường mở 24/24, cửa hàng tiện lợi 24/7 theo mô hình phương Tây hay quán hút shisha cực kỳ phát triển. Nhưng 5 ngày ở quốc gia của những ngôi đền chùa,những gì đọng lại trong tôi là Madame Tussauds, bảo tàng sáp mô phỏng hình nộm của những ngôi sao, chính khách nổi tiếng trên toàn thế giới, tọa ở khu trung tâm thương mại Siam Discovery.

Madame Tussauds là bảo tàng sáp nổi tiếng có trụ sở ở London, thủ đô quê hương tôi. Sau 3 thế kỷ phát triển, Madame Tussauds đã mở rộng phạm vi kinh doanh, xây nhiều trụ sở nhỏ ở các quốc gia khác và Thái Lan là một trong số đó. Nhưng điều khiến tôi kinh ngạc là toàn bộ các tác phẩm nghệ thuật ở đây được gia công trực tiếp tại Bangkok.

Ngày đến tham quan Madame Tussauds ở Thái Lan của tôi trùng với thời điểm diễn ra sự kiện “Tập làm James Bond”. Những ai diễn đạt nhất cảnh quay vừa ngã vừa bắn súng – đặc sản trong loạt phim về điệp viên 007 sẽ được tặng nguyên bộ tượng sáp hình James Bond. Tôi cũng đăng ký tham gia, nhưng thất bại ngay trong cảnh quay đầu tiên vì lý do: Không khép được hai chân lúc rơi tự do xuống tấm nệm. Đó là di chấn mà chấn thương háng tôi gặp phải suốt nhiều năm qua để lại.

Phải nhắc lại là trước khi tham gia trò chơi này, một vệ sỹ đã đứng ra xác nhận với ban điều hành tòa nhà thông tin tôi tới Thái Lan không được tiết lộ ra ngoài, bằng không họ phải đền bù khoản phí 1,5 triệu bảng.

Khóc dở ở miền quê

Xứ Wales nằm trên bán đảo phía trung tâm hướng tây Vương quốc Anh, nổi tiếng với địa hình đồi núi, những con đèo hùng vĩ trải dài và thung lũng huyền ảo. Điểm dừng chân cuối cùng trong kỳ nghỉ tôi lựa chọn là xứ Wales, thuê xe tự lái ngay sau khi xuống sân bay, tự mình trải nghiệm cảm giác vi vu giữa gió mây. Lần này, tôi không đưa vợ và con đi, vừa là muốn tự do tự tại, vừa là tránh nguy hiểm trên cung đường đầy hiểm nguy rập rình này.

Hai ngày đầu tiên, mọi thứ diễn ra theo đúng lộ trình tôi vạch ra tại bong da anh. Chạy xe 6 tiếng liên tục, tìm nơi nghỉ khoảng 1 tiếng, ăn lót dạ nhẹ trước khi đi tiếp thêm 8 tiếng, chọn một khách sạn ven đường (mô hình cực kỳ phát triển ở các nước châu Âu và châu Mỹ), nghỉ qua đêm và khởi động lại vòng quay.

Nhưng đến ngày thứ 3, tôi không nhớ chính xác nhưng vào khoảng 10h30 tối theo giờ địa phương, xe thủng lốp. Số máy cứu hộ không mang theo, bánh dự phòng không có, điện thoại rơi vào vùng mất sóng, lượng phương tiện qua lại đèo Eryri rất thưa thớt, mà có qua thì họ cũng chẳng dừng lại vì ai biết được tôi là cướp hay người quá giang?

Ít nhất thì tôi cũng phải ở lại đấy qua đêm nhưng điều đó đồng nghĩa với nguy cơ bị cướp, thậm chí là mất mạng. Trong lúc đầu óc rối bời, tôi vớ được chiếc lốp nằm lăn lóc bên lề đường. Chỉ cần một chiếc tuốc nơ vít, cầu nâng loại mini (được chuẩn bị sẵn trong cốp xe) và một cành cây gãy thật cứng, tôi đã thay được lốp, lái tiếp thêm 20 km tới trạm xăng gần nhất và gọi cứu hộ. Kỳ nghỉ của tôi khép lại theo cách không thể kịch tính hơn. Tôi được giải phóng khỏi mọi ưu tư, sẵn sàng bắt đầu hành trình mới.