Tại sao không nên mang thai sau 35 tuổi?

Thứ Sáu, Tháng Bảy 31st, 2015

Tuổi tác tăng cao không chỉ làm giảm khả năng sinh sản của phụ nữ mà còn là yếu tố nguy cơ khiến em bé sinh ra mắc phải các dị tật di truyền. Theo tạp chí mẹ yêu con

Các chuyên gia khuyên bạn không nên mang thai sau tuổi 35, đó không phải là thời điểm lý tưởng để có một thai kỳ khỏe mạnh. Sau đây là một số nguy cơ bạn có thể mắc phải nếu mang thai sau tuổi 35.

mang thai sau tuổi 35

1. Tỷ lệ đa thai cao

Khả năng mang thai đôi thường tăng cao theo độ tuổi của người phụ nữ. Các chuyên gia đã cho rằng, nguyên nhân chính của vấn đề này là sự thay đổi nội tiết tố của phụ nữ cao tuổi cùng với việc sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm

2. Dễ mắc nhiều bệnh

Với nhiều người không biết giữ sức khỏe cho mình thì sau 35 tuổi là thời điểm hệ miễn dịch, sức đề kháng đã có dấu hiệu suy giảm, do đó, phụ nữ dễ mắc các bệnh như loãng xương, tiểu đường, răng miệng, huyết áp, cholesterol cao… Những bệnh này hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai cũng như chất lượng thai kì của họ.

Đó chính là lý do vì sao phụ nữ mang thai sau 35 tuổi có tỉ lệ mắc những bệnh như bệnh tiểu đường thai kì, tăng huyết áp, tiền sản, thai ngoài tử cung, nhau bong non, rau tiền đạo… cao hơn so với phụ nữ trẻ.

3. Nguy cơ sẩy thai cao

Phụ nữ mang thai sau tuổi 35 trở lên có nguy cơ sẩy thai và thai chết lưu cao hơn so với phụ nữ trẻ. Rủi ro này tăng cao theo độ tuổi, nguyên nhân chủ yếu là do các bệnh lý thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi hoặc các bất thường về nhiễm sắc thể của thai nhi.

Không chỉ vậy, ở giai đoạn cuối của thai kỳ, hiện tượng thai chết lưu vẫn có thể xảy ra một cách tự nhiên. Bởi vậy, các mẹ bầu lớn tuổi cần được theo dõi sức khỏe thai kỳ sát sao và có phương hướng điều trị thích hợp để giảm bớt những rủi ro cho cả mẹ và bé.

4. Thay đổi nhiều về sinh lý

Trải qua nhiều năm, cơ thể một người phụ nữ có nhiều thay đổi. Đặc biệt, khi người phụ nữ bước qua tuổi 35, sự cân bằng hormone, chất lượng trứng, chu kì rụng trứng có thể đã bắt đầu có sự lão hóa nên không còn hoạt động hiệu quả như khi còn trẻ. Điều này khiến chị em có thể gặp khó khăn trong việc thụ thai hoặc khi mang thai, khả năng bị sẩy thai hoặc các biến chứng cũng cao hơn.

mang thai sau 35 tuổi

5. Khả năng phải sinh mổ cao

Mang thai ở tuổi sau 35, sản phụ có nguy cơ gặp các biến chứng cao nên khả năng sinh mổ cũng cao hơn. Đặc biệt, phụ nữ sinh con càng muộn càng có nguy cơ gặp biến chứng nhau tiền đạo – tình trạng nhau thai chặn ở cổ tử cung khiến cho việc sinh thường gặp rất nhiều khó khăn. Trong trường hợp này, bác sĩ bắt buộc phải theo dõi cẩn thận và tiến hành mổ lấy thai khi cần thiết.

6. Nguy cơ biến chứng thai kỳ cao

Tuổi mang thai càng cao thì càng có nhiều khả năng mắc các biến chứng thai kỳ như tiền sản giật, nhau bong non, nhau thai tiền đạo… Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai sau tuổi 35 rất dễ mắc bệnh cao huyết áp thai kỳ và tiểu đường thai kỳ, nếu không được điều trị kịp thời có thể đe dọa tới sức khỏe của cả mẹ và em bé

7. Nguy cơ thai nhi bị dị tật cao

Khi có tuổi, chất lượng trứng cũng như nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ không còn tốt như khi còn trẻ, chính vì vậy, khả năng xuất hiện những bất thường nhiễm sắc thể trong quá trình thụ thai, phát triển thai nhi cũng cao hơn. Do vậy, những đứa trẻ sinh ra từ những bà mẹ lớn tuổi có nguy cơ gặp các vấn đề về nhiễm sắc thể nhất định, như hội chứng Down (chứng thiểu năng) cao hơn so với con của những bà mẹ trẻ.

Tỷ lệ rủi ro bất thường khi mang thai sau độ tuổi 35 là1/180, trong khi tỷ lệ này ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chỉ là 1/500. Ngoài ra, nguy cơ trẻ mắc hội chứng Down khi phụ nữ sinh con sau 35 tuổi là 1/350, trong khi phụ nữ dưới 30 tuổi tỷ lệ chỉ là 1/1100.

8. Nguy cơ sinh non cao

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng, tỷ lệ sinh non hoặc trẻ sơ sinh bị nhẹ cân tăng cao theo độ tuổi của người mẹ. Ngoài ra, quá trình chuyển dạ của sản phụ sau 35 tuổi thường diễn ra khá chậm chạp, quá trình sinh bị đình trị do các cơn co thắt không đủ mạnh. Do đó, cần nhờ sự hỗ trợ của thuốc pitocin để tạo ra các cơn đau đẻ đồng thời kiểm soát tình trạng xuất huyết quá nhiều hoặc phải mổ để lấy thai.

Trên đây là một số rủi ro có thể gặp đối với phụ nữ mang thai sau tuổi 35. Tuy nhiên, nếu đang ở trong độ tuổi này và có kế hoạch sinh con, bạn hãy đến các cơ sở y tế chất lượng, gặp bác sĩ chuyên khoa để nhận được những lời khuyên hữu ích nhất.

Xem thêm: Bi quyet sinh con trai