VFF liên tiếp phá lệ vì HLV Park Hang-Seo

Thứ Ba, Tháng Mười 24th, 2017

Vuaphaluoi.vn – Mới đây trong một bài trả lời phỏng vấn nhan dinh bong da hom nay tạp chí nước ngoài, tiền đạo Đỗ Merlo – chân sút xuất sắc thứ 2 trong lịch sử V-League đã chính thức bày tỏ nguyện vọng được thi đấu cho ĐT Việt Nam. Liệu nguyện vọng này có được VFF chấp thuận, giống như việc VFF chấp thuận cho tân HLV trưởng Park Hang-Seo có trợ lý đồng hương.

Trong các đời HLV ngoại trước đây, Liên đoàn bóng đá Việt Nam VFF thường có thói quen áp đặt các trợ lý người Việt cho các ông thầy ngoại: từ Tavares, Riedl cho đến Calisto, Goetz và gần đây nhất là Miura. Và rồi vì nhiều lý do khác nhau mà các ông thầy này đều phải miễn cưỡng chấp nhận (dù trong thâm tâm không thực sự hài lòng).

HLV Han Young-kuk trở thành trường hợp đầu tiên được VFF phá lệ để ‘chiều lòng’ ông Park Hang Seo.

Thế nhưng tân HLV trưởng Park Hang-Seo thì không chấp nhận điều đó. Ông thầy người Hàn Quốc trong quá trình đàm phán hợp đồng đã yêu cầu phải có 1 trợ lý về chuyên môn kqbd đồng hương sát cánh cùng ông trong thời gian làm việc ở dải đất hình chữ S. Suy cho cùng thì đó là một nguyện vọng chính đáng bởi HLV trưởng cần có sự chia sẻ từ những trợ lý thực sự đáng tin cậy và hiểu mình đến từng chân tơ kẽ tóc – điều mà các trợ lý bản địa khó lòng đáp ứng.

Hơn nữa thực tế cho thấy xu thế trên thế giới hiện nay, các ông thầy ngoại khi đến hành nghề ở các quốc gia khác hầu hết đều đem theo ít nhất là 1 trợ lý tâm phúc cùng nói tiếng mẹ đẻ với mình. Cuối cùng thì VFF đã phá lệ và chấp thuận yêu cầu này.

Điều lúc này mà người hâm mộ quan tâm là liệu VFF có tiếp tục phá lệ nếu như ông thầy người Hàn Quốc muốn triệu tập một vài cái tên nhập tịch (như Đỗ Merlo chẳng hạn)trong đợt tập trung tới đây hay không?

Thực tế là ty so bong da truc tuyen những người tiền nhiệm của HLV Park Hang-Seo (cả ngoại lẫn nội) đều đã từng hơn một lần bày tỏ mong muốn có được sự phục vụ của các cầu thủ nhập tịch nhưng đều không được chấp thuận. Bởi thế cho nên sau giai đoạn 2008-2009 với những cái tên như Phan Văn Santos, Đinh Hoàng La, Huỳnh Kesley, Đinh Hoàng Max được HLV Calisto triệu tập, đã không có thêm bất cứ cầu thủ nhập tịch nào được khoác lên mình chiếc áo ĐTQG. Cho dù việc sử dụng cầu thủ nhập tịch là một xu thế đối của nhiều nền bóng đá trên thế giới hiện nay.

Thống kê cho thấy bóng đá Việt Nam hiện nay có khoảng trên dưới 20 cầu thủ nhập tịch. Quá nửa trong số này là những cầu thủ có chất lượng và có khát khao được cống hiến cho ĐT Việt Nam. Vậy mà vì những rào cản khác nhau mà chúng ta vẫn kiên quyết nói Không với nguồn cung cấp cầu thủ dồi dào này thì quả là hết sức lãng phí. Hãy thử tưởng tượng Đỗ Merlo đá cặp với Hoàng Vũ Samson thì hàng công của ĐT Việt Nam sẽ trở nên đáng sợ biết bao nhiêu?

Ông Park Hang-Seo mới chân ướt chân ráo đến Việt Nam nhưng đã khiến VFF “phá lệ” chấp thuận cho phép mang theo trợ lý đồng hương – điều mà những người tiền nhiệm của ông không làm được. Vậy thì chúng ta hoàn toàn có quyền chờ xem ông thầy người Hàn Quốc có thể khiến VFF lần thứ hai “phá lệ” cho phép triệu tập cầu thủ nhập tịch vào ĐT Việt Nam hay không?

HLV Park Hang Seo đã tận mắt chứng kiến chiến thắng 5-0 của ĐT Việt Nam trước ĐT Campuchia tại vòng loại Asian Cup 2019. Ở trận đấu đó, ông thầy người Hàn Quốc mới được chứng kiến 14 cầu thủ thi đấu (11 cầu thủ đá chính, 3 cầu thủ dự bị). Nhưng có những cái tên khác mà ông Park Hang Seo không thể bỏ qua trong đợt tập trung sắp tới.

Trần Phi Sơn (Sông Lam Nghệ An)

Vắng mặt trong suốt 1 năm qua ở ĐT Việt Nam (lần gần nhất Phi Sơn khoác lên mình chiếc áo đỏ là trong trận bán kết lượt về AFF Cup 2016 gặp Indonesia), Phi Sơn đang thể hiện một phong độ khá ấn tượng trong thời gian gần đây trong màu áo SLNA. Thay vì một hình ảnh Phi Sơn rườm rà, quá mải mê phô diễn kỹ thuật đi bóng, cầu thủ này đang mang đến một hình ảnh rất mới mẻ trong màu áo đội bóng xứ Nghệ. Không còn mặc định là phải cầm bóng, đột phá, đảo chân để thể hiện, Phi Sơn giờ đây chịu khó quan sát đồng đội xung quanh hơn trước khi đưa ra quyết định sẽ cầm bóng hay thực hiện pha làm tường cho đồng đội. Nhờ vậy mà tính hiệu quả của tiền vệ này được nâng lên trông thấy.

Đỗ Hùng Dũng (Hà Nội FC)

Không phải tự nhiên mà Thành Lương – cựu tuyển thủ từng 78 lần khoác áo ĐT Việt Nam và từng giành 4 QBV Việt Nam mới đây đã lên tiếng tiến cử tiền vệ Đỗ Hùng Dũng cho ĐTQG. Không ồn ào như các đồng nghiệp cùng vị trí, tiền vệ sinh năm 1993 có những bước thăng tiến vững chắc khi ngày càng khẳng định được vị trí trụ cột quan trọng không thể thiếu trong đội hình của CLB Hà Nội suốt 2 năm qua.

Lê Văn Thắng (FLC Thanh Hóa)

Mặc dù được HLV Mai Đức Chung triệu tập vào ĐTQG trong 2 trận đấu với Campuchia vừa qua nhưng Lê Văn Thắng không được ra sân một phút nào. Thế nhưng dưới triều đại của HLV Park Hang-Seo, mọi sự có thể sẽ khác với Thắng “điếc”. Bởi đối với 1 tiền đạo thì hiệu quả phải được đặt lên hàng đầu. Mà trong 2 năm qua thì ở V-League, không một chân sút nào ghi bàn đều đặn như Văn Thắng. Con số 27 bàn qua 2 mùa giải (16 bàn ở V-League 2015, 11 bàn ở V-League 2016) là quá ấn tượng đối với 1 chân sút nội. Mùa giải năm nay, kể từ khi V-League quay trở lại (vòng 17) đến nay, Văn Thắng đã ghi được 3 bàn cho đội bóng xứ Thanh và là chân sút nội tốt nhất trong 5 vòng đấu gần đây.