Vì sao các cầu thủ Anh có giá quá đắt

Thứ Tư, Tháng Bảy 15th, 2015

Với việc Sterling chính thức trở thành cầu thủ bong da ngoai hang anh đắt nhất lịch sử khi chỉ mới ở tuổi 20, người ta buộc phải tự đặt ra một câu hỏi nhức nhối: Tại sao các cầu thủ xứ sở sương mù lại có giá đắt đỏ đến như vậy?

Sterling chính thức trở thành cầu thủ Anh đắt nhất lịch sử. Ảnh: Internet.
Sterling chính thức trở thành cầu thủ Anh đắt nhất lịch sử.
9 triệu bảng là cái giá mà Man City đã phải chi cho Liverpool để có được Sterling. Tiền vệ này thậm chí còn chưa cán mốc 100 trận tại lich thi dau bong da anh . Trong quá khứ, các đội bóng ở Anh vẫn luôn có “truyền thống” làm vậy. Và với nhiều người, đó có thể là một sự điên rồ đến phi lý.Năm 2011, Man City từng trả 37 triệu bảng cho Sergio Aguero  – người đến Premier League khi đã 23 tuổi, và khẳng định được khả năng ở Atletico Madrid. Sau 120 trận tại Anh, Aguero ghi được 78 bàn. Để so sánh, cũng vào năm đó, Liverpool mua Andy Carroll 35 triệu bảng từ Newcastle, và tiền đạo Anh thuần chủng này có bốn bàn sau 44 trận thi đấu cho nửa đỏ Meyserside.

Nhưng ket qua truc tuyen hãy công bằng, tiền không là giấy, để các câu lạc bộ ở Premier League có thể thoải mái mà đốt.

Luật “home – grown”

Với những thất bại liểng xiểng ở Euro và World Cup, cùng sự khan hiếm những tài năng bản xứ, LĐBĐ Anh (FA) đã quyết định đưa ra quy định “home – grown”. Quy định này bắt buộc các đội bóng thi đấu tại Premier League phải có ít nhất tám cầu thủ Anh trong danh sách 25 cái tên được đăng ký trong đội hình.

Các cầu thủ “home – grown” này đều phải từng được đăng ký và thi đấu tại CLB chủ quản (thuộc Anh hoặc xứ Wales) trong thời gian tối thiểu là ba năm, trước sinh nhật lần thứ 21 của họ.

Điều này có nghĩa là những đội “giàu xổi” như Man City, với vô số tài năng ngoại quốc, không thể nào đáp ứng nổi quy định này, bởi họ không có truyền thống và thói quen đào tạo cầu thủ Anh trong nhiều năm qua.

Để cạnh tranh ở đẳng cấp cao nhất, Man City cần những cầu thủ bản địa xuất sắc nhất. Và tiền thì không phải là vấn đề. Nên nhớ, UEFA đã phải dỡ bỏ những hạn chế của luật Công Bằng Tài Chính (FFP) mà họ đã giành cho Man City và PSG.

Vài năm trước, Man City mua Jack Rodwell từ Everton với giá 12 triệu bảng, James Milner từ Aston Villa với giá 26 triệu và Scott Sinclair từ Swansea với giá 6,5 triệu. Ba cái tên này sau đó được họ thải ra với tổng giá trị chưa tới 5 triệu bảng.

Đầu tư cho tương lai

Hãy thừa nhận một sự thật rằng, các bản hợp đồng cầu thủ Anh đắt đỏ hầu hết rơi vào những cầu thủ trẻ của xứ sở sương mù. Andy Caroll đến Liverpool vào năm 22 tuổi, các bản hợp đồng đã kể trên của Man City, hay việc M.U trả tới 25.6 triệu cho Wayner Rooney khi tiền đạo này chỉ mới 18 tuổi.

Một ví dụ livescore sinh động nhất, Arsenal – vua tính toán trên thị trường chuyển nhượng, sẵn sàng trả cho Southampton 16 triệu bảng vì Calum Chambers. Trong khi Mathieu Debuchy – hậu vệ cánh số 1 của tuyển quốc gia Pháp có giá 12 triệu. Trong quá khứ, cả Oxlade Chamberlain hay Theo Walcott đều ngốn của đội bóng thành London không ít tiền của.

Rooney từng đến M.U cũng với một mức giá kỷ lục. Ảnh: Internet.
Rooney từng đến M.U cũng với một mức giá kỷ lục.

Và lý do quan trọng nhất, sự khan hiếm tài năng

Những con số thống kê của FA cho thấy, số cầu thủ Anh thi đấu tại Premier League đang thấp đến mức kỷ lục. Trong vòng một thập niên qua, kể từ sự phát triển vũ bão và hào nhoáng của Premier League, những tài năng bản địa đã xuất hiện quá ít.

Nhiều năm trở lại đây, không nhiều cầu thủ Anh xuất hiện trên TTCN. Các CLB Anh luôn muốn giữ người. Không chỉ bởi chất lượng đội hình, mà còn vì sức hút thương mại, yếu tố tình cảm đến từ CĐV.

Trong một cuộc thống kê vào năm 2010, Manchester United và Liverpool chính là đội được các trọng tài ưu ái nhất vì sở hữu nhiều… cầu thủ Anh trong đội hình. Người Anh luôn bảo thủ, và điều tương tự cũng xuất hiện với các cổ động viên.

Đó là lý do tại sao John Terry, Steven Gerrard hay Wayne Rooney luôn được các CLB lớn giữ lại bằng mọi giá. Bất luận họ có phải trả cho các cầu thủ này mức lương cỡ nào đi chăng nữa.

Premier League có giá bản quyền truyền hình cao nhất thế giới. Có những cổ động viên nhiệt thành và chăm đến sân nhất thế giới. Có nền báo chí sôi động nhất thế giới. Đó đơn giản chỉ là quy luật của thị trường.

Và nếu một người như Arsene Wenger còn chấp nhận, thì hoàn toàn dễ hiểu khi Man City làm mọi thứ để có Sterling.