Khám phá máy bay do thám Trung Quốc có thể triển khai ở Biển Đông

Thứ Tư, Tháng Tư 8th, 2015

Trung Quốc vừa cho ra mắt một loại máy bay cảnh báo sớm và điều khiển không lưu KJ-500 có khả năng theo dõi gần 100 phương tiện quân sự cùng một lúc.

Máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không KJ-500
Máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không KJ-500.

Theo trang Defence Talk đưa tin ngày 6/4, Trung Quốc vừa cho ra mắt một loại máy bay cảnh báo sớm và điều khiển không lưu KJ-500 có khả năng theo dõi gần 100 phương tiện quan su cùng một lúc.

Máy bay KJ-500 do Tập đoàn công nghiệp hàng không Thiểm Tây, Trung Quốc, phát triển dựa trên dòng máy bay vận tải Y-9, sử dụng radar quét mảng pha điện tử dạng hình đĩa do Viện nghiên cứu công nghệ điện tử Nam Kinh chế tạo.

Một số trang mạng quân sự của Trung Quốc còn cho rằng, mặc dù KJ-500 có kích thước nhỏ hơn nhưng nhờ sử dụng các công nghệ điện tử tiên tiến nên hệ thống radar của nó có khả năng tương tự như radar trên các máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm KJ-2000, đặt trên khung gầm Il-76.

MKJ-500 được trang bị 4 động cơ phản lực cánh quạt, trọng lượng cất cánh tối đa của máy bay này lên đến 77 tấn, tốc độ bay tuần tra đạt 550km/giờ.

Radar mảng của KJ-500 sẽ gồm 3 phần, đều có cùng kích thước và được đặt ở mái vòm hình đĩa lắp ở chỏm đầu của máy bay. Ngoài ra, KJ-500 còn được trang bị radar quét mảng pha điện tử thụ động (PESA).

PESA kết nối một ăng-ten với một máy phát vô tuyến để phát ra xung tín hiệu ngắn. Ăng-ten sẽ kết nối với một máy thu có độ nhạy cao, khuếch đại tín hiệu dội lại từ mục tiêu. Bằng cách đo thời gian dội lại, radar có thể xác định được khoảng cách đến mục tiêu. Ăng-ten có góc quét 360 độ, bán kính theo dõi 470 km và đưa ra tín hiệu chỉ huy cùng lúc cho khoảng 100 máy bay chiến đấu với tốc độ nhanh và tỷ lệ chính xác cực cao.

Máy bay KJ-500 của Không quân Trung Quốc.
Máy bay KJ-500 của Không quân Trung Quốc.

Trước đó Tập đoàn công nghiệp hàng không Thiểm Tây từng xem xét việc sử dụng mái vòm radar hình giọt nước cho KJ-500 nhưng ý tưởng này đã bị loại bỏ do nhiều hạn chế.

Các máy bay cảnh báo sớm và điều khiển không lưu có thể thực hiện hoạt động do thám cả trên đất liền lẫn trên biển. Việc radar đặt trên không sẽ cho phép việc do tìm trở nên dễ dàng hơn và làm tăng khả năng phân biệt máy bay đối phương. Ngoài ra, máy bay hoạt động trên tầm cao cũng khiến các máy bay đối phương khó phát hiện hơn.

Trung Quốc không phải là nước duy nhât sử dụng máy bay do thám trong khu vực. Vào tháng trước, hải quân Mỹ thừa nhận rằng, họ đã sử dụng các máy bay do thám hiện đại nhất của mình là P-8A Poseidons, xuất kích từ căn cứ ở Philipines, để theo dõi hoạt động tại biển Đông.

Năm 2015, Trung Quốc đã tăng ngân sách quốc phòng lên 10%, đánh dấu một sự gia tăng ổn định trong vòng hai thập kỷ qua. Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc hiện nay là 141,45 tỷ USD, đứng thế hai trên thế giới sau Mỹ.