Liệu án phạt 18 tỷ USD đối với Volkswagen đã là thích đáng?

Thứ Hai, Tháng Chín 28th, 2015

Bài viết thể hiện quan điểm của Marta Tellado là chủ tịch và giám đốc điều hành Consumer Report – tổ chức đánh giá chất lượng sản phẩm hàng đầu tại Mỹ.

Cho đến thời điểm hiện tại, người tiêu dùng toàn cầu đều đã biết về vụ gian lận khí thải tuần qua của tập đoàn Volkswagen – hãng sản xuất xe hơi đứng đầu trong danh sách 15 công ty lớn nhất thế giới. Thậm chí, Volkswagen đã thừa nhận trực tiếp liên quan đến vụ gian lận khí thải của dòng xe máy dầu kéo dài gần một thập kỷ

Hơn 11 triệu chiếc xe trên toàn cầu đã được “phù phép” để làm sai lệch chỉ số các chất ô nhiễm độc hại trong điều kiện thử nghiệm chính thức. Rất nhiều những mẫu xe đó đã được quảng bá là sản phẩm đại diện cho dòng xe có hiệu năng cao và thân thiện với môi trường, các khách hàng của Volkswagen đang dần nhận thức được rằng họ đã bị lừa dối bởi chính công ty mà họ từng tin cậy.

Công bằng mà nói, không phải mọi hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng đều rõ ràng, nhưng vụ bê bối này của Volkswagen thì khác. Công ty đã cố tình gian lận chỉ số khí thải, thậm chí những quảng cáo cũng vì thế mà càng trở nên phóng đại và sai sự thật hơn nữa.

Khi phải đối mặt với sự phản bội đầy toan tính này, người tiêu dùng bị bỏ lại cùng với sự phẫn nộ và những câu hỏi không lời đáp. Người dùng sẽ được bồi thường như thế nào cho những thiệt hại mà chiếc xe gây ra? Làm sao họ có thể tiếp tục lái một chiếc xe “bẩn” hơn gấp 40 lần mức cho phép? Và quan trọng nhất đó là những động thái gì sẽ được thực hiện để đảm bảo Volkswagen sẽ chịu trách nhiệm cho những gì họ đã làm và điều này sẽ không bao giờ xảy ra một lần nữa?

Rõ ràng là chúng ta không thể đổ lỗi cho người tiêu dùng khi họ chỉ quan tâm tới vấn đề đền bù và trách nhiệm. Suy cho cùng, đây không phải lần đầu tiên quyền lợi người tiêu dùng bị xâm phạm. Tuần trước, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đạt được thỏa thuận với công ty General Motor về khoản tiền 900 triệu USD – chưa bằng được một phần ba lợi nhuận ròng năm 2014 của công ty – để giải quyết các cáo buộc hình sự liên quan đến cái chết của 124 công nhân.

Khi xử lý vi phạm không nghiêm sẽ dẫn đến việc truyền đạt những thông điệp sai lệch và phía công ty sẽ tiếp tục nghĩ rằng họ không cần lo sợ đến hậu quả nếu sản phẩm của họ gây ra sự cố, thậm chí liên quan đến mạng sống con người. Hãy nhìn vào trường hợp của GM, 900 triệu USD đổi lấy 124 sinh mạng. Trong khi đó đối với người tiêu dùng thì một lần nữa, những vấn đề an toàn và bảo mật cá nhân, chưa kể đến nguyên tắc đạo đức và tiếng nói của họ, lại bị coi nhẹ.

Trong thời gian tới, Volkswagen sẽ phải chịu trách nhiệm cho sự gian dối của mình; công ty và các bộ phận liên quan, sẽ phải đối mặt với hậu quả thích đáng. Mặc dù vậy những điều đó sẽ có nghĩa gì, và liệu nó có thật sự sẽ mang lại công lý không, hiện vẫn còn là một câu hỏi mở.

Hội bảo vệ người tiêu dùng cần phải làm việc nghiêm túc để đảm bảo rằng Volkswagen phải trả một cái giá thích đáng cho những thiệt hại mà họ gây ra, họ cần phải chắc chắn rằng công lý sẽ được thực thi. Công ty này cần phải quan tâm đến tiếng nói người tiêu dùng hơn là thực hiện những biện pháp nửa vời, những lời xin lỗi thừa thãi, quan trọng nhất là họ phải có những giải pháp xử lý khủng hoảng một cách phù hợp.

Hãy bắt đầu với các giải pháp tài chính: Ngoài những hình phạt, công ty sẽ phải đền bù cho những quảng cáo sai sự thật, và người tiêu dùng sẽ phải được đền bù cho những thiệt hại, bao gồm cả giá trị chiếc xe và những chi phí trong tương lai.

Tiếp đó, những giải pháp về môi trường cũng cần được quan tâm một cách đúng đắn: Volkswagen sẽ phải kiểm tra lại tất cả các mẫu xe nhằm đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn về khí thải. Họ cần phải kí những cam kết lâu dài để tối thiểu lượng khí thải trong mức cho phép.

Ngoài ra, Volkswagen cần có những giải pháp về mặt kỹ thuật: Các phương tiện cần đạt chuẩn mà ban đầu Volkswagen cam kết, nếu không người tiêu dùng sẽ được bồi thường. Thêm vào đó, công ty sẽ phải cam kết thực hiện đầy đủ điều tra, xác minh và các xét nghiệm độc lập

Nhưng còn những giải pháp về mặt đạo đức? Đối với những người tiêu dùng đã tin tưởng lựa chọn sử dụng sản phẩm của Volkswagen, lòng tin sẽ không dễ dàng lấy lại được. Trong khi các lãnh đạo của công ty đã bắt đầu những kế hoạch để dành lại lòng tin của người tiêu dùng, có lẽ họ nên bắt đầu bằng cách lắng nghe.

Hội bảo vệ người tiêu dùng sẽ luôn dẫn đầu trong công cuộc bảo vệ tiếng nói của những người bỏ từng đồng tiền xương máu của họ ra để mua những sản phẩm được gắn mác “an toàn” nhưng lại là thứ đồ nguy hiểm. Còn về phía Volkswagen, nếu tự xưng là “hãng xe của mọi nhà” thì bây giờ chính là lúc họ cần hành động như những người nhà của khách hàng thay vì cố ý vi phạm những quyền lợi của người tiêu dùng.

Xem Thêm: cách đăng ký gói miu mobifone

"Những thông tin trên chỉ mang tính chất giải trí tham khảo không cổ xúy cho các hành vi phạm pháp, cảm ơn bạn đã theo dõi hết bài viết. "