Sự thật tàn nhẫn trong vũ đoàn ballet Nga huyền thoại

Thứ Tư, Tháng Mười Hai 30th, 2015

Giữa những ganh tỵ về chuyên môn là sự trung thành đến cực đoan của các diễn viên với nhà hát. Hai nhà làm phim tài liệu Anh đã cố khám phá những những quan hệ bí mật hay sự gian khổ phía sau sân khấu lấp lánh của nhà hát Bolshoi

Vũ đoàn nhà hát ballet Bolshoi Babylon. Ảnh: Guardian

Vũ đoàn nhà hát ballet Bolshoi Babylon. Ảnh: Guardian

>> xem tin tức phap luat trong ngày

Theo Guardian, Bolshoi Babylon là bộ phim tài liệu vén tấm màn bí mật che phủ sự đấu đá nội bộ quyết liệt bên trong nhà hát ballet Bolshoi của Nga. Sự thật tàn nhẫn chỉ bất ngờ hé lộ sau vụ việc giám đốc nghệ thuật của nhà hát, Sergei Filin, bị tạt acid nghiêm trọng năm 2013.

Năm 2013, vũ công Pavel Dmitrichenko đã dàn xếp với hai tên côn đồ tấn công giám đốc nghệ thuật của nhà hát vì bạn gái mất cơ hội đóng vai chính trong vở Hồ Thiên Nga. Thậm chí cả thày giáo của cô, vũ công kỳ cựu Nikolai Tsiskaridze, cũng bị vuột mất những vai diễn hàng đầu.

Bộ phim tập trung nói về khoảng thời gian khó khăn nhà hát ballet Bolshoi phải đương đầu sau vụ tấn công, về quá trình tự vấn lương tâm hay sự kiểm tra sâu sắc lương tâm và tinh thần của mỗi cá nhân trong nhà hát, nói rộng ra là về xã hội hiện đại.

“Cho dù đã vỡ lở ra thì đây vẫn là một điều khác thường, ngay cả theo tiêu chuẩn của thế giới ngầm bên trong nước Nga”, một trong những đạo diễn của bộ phim, Nick Read, phát biểu tại Liên hoan phim tài liệu Copenhagen CPH:DOX, nơi bộ phim lần đầu ra mắt tại châu Âu giữa tháng 11.

“Acid vốn không phải là loại vũ khí thông dụng để trả thù. Đó là lý do khiến tôi thấy vô cùng tò mò, đồng thời tạo nên sự hiếu kỳ sâu sắc trong lòng nước Nga. Hầu như ai cũng thấy bối rối vì chiêu này”.

su-that-tan-nhan-ben-trong-vu-doan-balletnga-huyen-thoai-1

Vũ công Pavel Dmitrichenko bị bắt vì tấn công giám đốc nghệ thuật nhà hát bằng acid. Ảnh: News.

>> xem tin tuc ngoi sao nhanh nhất

Nick Read và người đồng đạo diễn, Mark Franchetti, đã nỗ lực vượt mọi khó khăn để được phép quay phim về nhà hát Bolshoi trong giai đoạn 2013 – 2014, khi ban lãnh đạo mới, bị ảnh hưởng không nhỏ bởi những nhân vật có vai vế trong chính phủ cố gắng khôi phục danh tiếng bị bôi nhọ của nhà hát.

Bộ phim tập trung khai thác sâu tình hình nội bộ chia rẽ gay gắt của nhà hát, đặc biệt là trong bối cảnh sức ép ngày càng lớn của thời đại tư bản chủ nghĩa biến nhà hát trở thành một thực thể thương mại, còn các vũ công phải làm thêm nhiều nghề tay trái để kiếm sống, đồng thời phải tham gia vào cuộc cạnh tranh khốc liệt để giành những vai diễn béo bở.

“Rất nhiều thời gian và công sức chúng tôi đã bỏ ra để cố gắng khắc hoạ chính xác bức tranh chính trị được phản ánh trong bối cảnh nhà hát”, Nick Read tiết lộ.

Mỗi sự điều động, hoán chuyển nhân sự và diễn viên trong nhà hát ballet Bolshoi phải chịu đựng những áp lực gay go, phức tạp.

“Suốt thời gian Chiến tranh Lạnh, nhà hát Bolshoi được sử dụng như phương tiện nhằm tôn vinh hình ảnh nước Mẹ Nga vĩ đại, được quảng bá rộng rãi cho công chúng nước ngoài như biểu tượng của quyền lực mềm. Ngay cả trong thời kỳ Công khai hóa và Cải tổ chính trị hồi thập niên 1980 các vũ công của nhà hát vẫn được gửi sang biểu diễn ở Nhà Trắng trước khi ông Gorbachev gặp ông Reagan”.

“Trong những năm ông Yeltsin nắm quyền, bộ máy kiến trúc nhà nước cũ bị phá bỏ, các tổ chức tội phạm được liên kết lại, xã hội xuất hiện lực lượng đầu sỏ chính trị. Nhà hát Bolshoi buộc phải có những bước chuyển mình, những thay đổi, biến động bắt nhịp với bước tiến của thời đại. Mặc dù nhà hát được nhà nước tài trợ, nhưng không thể tránh khỏi những khó khăn muôn vẻ về tài chính vì toàn bộ nền kinh tế mất ổn định, áp lực kinh tế luôn đè nặng trên vai trước mỗi chuyến lưu diễn xa”.

Đây cũng chính là thời điểm thương hiệu Bolshoi ra đời. Cả nhà hát cũng như từng thành viên đều sục sôi nhiệt huyết căng tràn khát vọng vươn lên khẳng định mình.

>> xem ket qua xo so trực tiếp

Thương hiệu Bolshoi

Tình tiết kịch tính được khai thác trong bộ phim Bolshoi Babylon xoay quanh mối quan hệ căng thẳng giữa các nhân vật Filin, Tsiskaridze và Vladimir Urin, lãnh đạo mới của nhà hát Bolshoi được điện Kremlin đưa về từ Nhà hát Stanislavsky. Quay cuồng trong vòng xoáy tái cấu trúc, khẳng định khả năng kiểm soát quyền lực, bố trí lại dàn diễn viên mới sao cho minh bạch, diễn biến tâm lý phức tạp và xáo động của Vladimir Urin là sợi dây xuyên suốt bộ phim.

“Đứng đầu nhà hát Bolshoi chẳng khác gì cưỡi trên lưng hổ, đây là một vai trò mang tính chính trị mạnh mẽ”, Read nhận định.

Phim nói về những mâu thuẫn sâu sắc của nhân vật Vladimir Urin: “Một mặt, ông ta là một người trung thành có lý tưởng, nhưng mặt khác cũng là người trí thức không chịu theo khuôn phép xã hội. Tôi đã từng hỏi Urin xem ông có tin tưởng vào nền dân chủ hay không nhưng ông ta chỉ cười với tôi. Lớp người ở thế hệ ông ấy khá là mâu thuẫn về nguyên tắc dân chủ. Có thể nói rằng đó là cung cách ăn sâu bám rễ, một đặc tính giữ kỷ luật sắt”.

Mặc dù được phép làm phim về nhà hát Bolshoi, các đạo diễn khó có thể tìm hiểu rõ ràng mọi điều.

“Tôi hầu như chẳng tìm hiểu được cái gì rõ ràng, mặc dù có đến 3.000 người làm việc trong nhà hát”, Read cho biết. Các đạo diễn luôn gặp phải thái độ dè dặt khi thảo luận về cuộc tấn công bằng acid.

“Chúng tôi phải khơi gợi câu chuyện thông qua những vấn đề mà các vũ công nói chung thường xuyên phải đối mặt như kỷ luật tập luyện gian nan, mối lo dính chấn thương hay vòng đời sự nghiệp ngắn ngủi của bộ môn nghệ thuật khắc nghiệt này”.

“Mặc dù còn rất nhiều người tỏ rõ sự ganh tỵ, ghen ghét với nhau về chuyên môn, nhưng nói chung họ đều là những người trung thành một cách cực đoan với nhà hát. Trong thế giới của môn nghệ thuật bác học này, chẳng nơi nào có giá trị thể hiện mình tốt hơn là ở nhà hát Bolshoi. Ngay cả khi trò truyện với chúng tôi, họ vẫn luôn mang máng lo lắng rằng âm mưu thanh lọc nào đó đang diễn ra”, Read tiết lộ.

Bên cạnh đó là những cá nhân có cái tôi quá lớn. Đạo diễn Nick Read cho hay Filin là người cực kỳ khó tiếp cận. Luôn nói cần nhiều thời gian để phục hồi sau chấn thương, ông ta hầu như không bao giờ xuất hiện trước mọi người ở nhà hát.

“Filin là người duy nhất được biết đến trong bộ máy tổ chức của nhà hát điều hành mọi việc từ sau cánh cửa đóng kín. Đó là lý do tại sao mà ông ta được coi là nhân tố gây chia rẽ. Ông ta đã từng là một vũ công tuyệt vời, nhưng không thể nói rằng từ một vũ công tuyệt vời có thể trở thành một nhà quản lý tuyệt vời”.

su-that-tan-nhan-ben-trong-vu-doan-balletnga-huyen-thoai-2

Sergei Filin, cựu giám đốc nghệ thuật của nhà hát ballet Bolshoi, người bị tổn thương nghiêm trọng sau vụ tấn công bằng acid năm 2013. Ảnh: Guardian

Khai thác bối cảnh trung tâm là những vụ bê bối và các âm mưu hèn hạ, nhưng Bolshoi Babylon đã tránh đưa vào những cảnh quay trực diện gây ám ảnh khủng khiếp về vụ tạt acid và những hậu quả ghê gớm của nó.

“Tôi chỉ làm công việc chuyển tải như một người quan sát thuần tuý, còn khán giả mới chính là người quyết định nội dung tư tưởng. Xem xét các diễn biến mang màu sắc chính trị này ở cự ly gần là cách duy nhất tiếp cận với nhà hát ballet Bolshoi, tổ chức gần như khép kín với bên ngoài và đang nỗ lực cân bằng giữa yêu cầu chất lượng nghệ thuật bác học với những tham vọng tầm thường trong một nước Nga hiện đại”.

>> xem xo so kien giang trực tiếp