Văn hóa ẩm thực Việt Nam nét đặc trưng không nơi nào có

Thứ Sáu, Tháng Mười 21st, 2022

Từ lâu nét văn hóa ẩm thực Việt Nam đã được hình thành, gìn giữ và phát triển cùng với chiều dài lịch sử dân tộc. Văn hoá ẩm thực Việt Nam có gì hấp dẫn khách du lịch ở trên khắp thế giới trong bài viết sau đây.

Giới thiệu về văn hóa ẩm thực Việt Nam 

Bên cạnh sự cầu kỳ trong khâu tẩm ướp của món đùi heo muối Tây Ban Nha nổi tiếng năm châu. Việt Nam Là đất nước nông nghiệp ở khu vực nhiệt đới gió mùa, lãnh thổ Việt Nam chia thành 3 miền Bắc – Trung – Nam. Do đó, ẩm thực nước ta cũng chia thành 3 vùng với 3 đặc trưng riêng. Không chỉ là sự khác biệt về đặc điểm địa hình địa lý, khí hậu thời tiết mà còn về văn hóa và phong tục đã hình thành nên những đặc trưng riêng trong nết ăn, khẩu vị, thói quen và cách kết hợp nguyên liệu ở mỗi vùng, miền.

Số lượng các món ăn từ động vật chiếm ít hơn so với thực vật. Những loại thịt được dùng phổ biến nhất là thịt lợn, bò, gà, gia cầm như vịt và gà, tôm, cá, cua, ốc, hến, sò,… Việt Nam không sử dụng thịt cừu, rùa, ba ba, chuột, các loại động vật bò sát trong món ăn hàng ngày. Chỉ ở một số vùng trên cả nước mới sử dụng và xem đây là món ăn đặc sản dùng trong các dịp quan trọng, uống kèm rượu hoặc ngâm rượu.

Trong văn hóa ẩm thực Việt Nam không thể thiếu các món ăn chay. Bên cạnh những tín đồ theo đạo Phật thì một bộ phận người dân sử dụng các món ăn chế biến từ các loại thực vật, không có nguồn gốc từ động vật với mục đích khác ví dụ như có vấn đề bệnh lý. So với các nước phương Đông khác như Trung Quốc, Nhật Bản, ẩm thực Việt Nam không đặt yếu tố ăn ngon lên hàng đầu. Các món ăn hàng ngày nếu không phải là dịp lễ tết, cúng giỗ sẽ không trang trí cầu kỳ, phức tạp.

Văn hóa ẩm thực Việt Nam nét đặc trưng không nơi nào có

Đặc trưng văn hóa Việt Nam

Người dân Việt Nam thường rất coi trọng sự hài hoà của món ăn. Một món ăn cần phải đáp ứng đủ được hai tiêu chí đó chính là ngon miệng và đẹp mắt. Những thành phần nguyên liệu được bổ dưỡng, lành mạnh như rau thịt, củ quả, được kết hợp nhuần nhuyễn với nhau để tạo ra một món ăn vừa có rau vừa có thịt trong đó.

Điều này giúp cho văn hoá ẩm thực Việt Nam khác biệt so với ẩm thực ở phương Tây, nơi mà thịt được dùng làm trung tâm chính của món ăn. Một số đặc trưng ở ẩm thực Việt Nam mà du khách du lịch Việt Nam có thể dễ dàng nhận biết là:

Những món ăn Việt Nam chủ yếu đều được chế biến từ rau, củ, quả nên khá ít dầu mỡ, không có nhiều thịt như món ăn ở phương Tây… không sử dụng nhiều dầu mỡ như những món ăn Hoa.

Khi chế biến thức ăn người Việt Nam thường dùng nước mắm để nêm, lại kết hợp với rất nhiều gia vị khác …nên món ăn rất đậm đà. Mỗi món khác nhau đều có nước chấm tương ứng phù hợp với hương vị.

Các món ăn Việt Nam thường bao gồm nhiều loại thực phẩm như thịt, tôm, cua cùng với các loại rau, đậu, gạo. Ngoài ra còn có sự tổng hợp của nhiều vị như chua, cay, mặn, ngọt, bùi béo

Cụm từ ngon lành đã gói ghém được tinh thần ăn của người Việt. Ẩm thực Việt Nam là sự kết hợp giữa các món, các vị lại để tạo nên nét đặc trưng riêng. Những thực phẩm mát như thịt vịt, ốc thường được chế biến kèm với các gia vị ấm nóng như gừng, rau răm… Đó là cách cân bằng âm dương rất thú vị, chỉ có người Việt Nam mới có.

Gắp là một nghệ thuật, gắp sao cho khéo, cho chặt đừng để rơi thức ăn…Đôi đũa Việt có mặt trong mọi bữa cơm gia đình, ngay cả khi quay nướng, người Việt cũng ít dùng nĩa để xiên thức ăn như người phương Tây.

Đến với Tomi Markets, địa chỉ uy tín cung cấp trứng cá muối, pate gan ngỗng, đùi heo muối, xúc xích, salami… nâng tầm bữa ăn Việt.

Ẩm thực Việt Nam ba miền

Ẩm thực Việt Nam ba miền

Như đã nói ở trên, thì tuỳ theo mỗi vùng miền, ẩm thực Việt Nam sẽ có cách thức chế biến và hương vị khác nhau. Nếu như bạn là một tín đồ trong nền văn hoá ẩm thực Việt Nam thì chắc bạn chẳng còn xa lạ những nét sau đây.

  • Miền Bắc: Thường sử dụng ít gia vị hơn so với những miền khác. Những món ăn của miền Bắc thường có hương vị vừa phải, không quá ngọt, không quá chua, ít cay và đề cao sự thanh tao, đạm bạc.
  • Miền Trung: Miền trung thì khác hoàn toàn so với miền Bắc. Linh hồn chính của món ăn ở miền Trung đó là vị mặn, cay, ngọt vừa.
  • Miền Nam: Miền Nam được xem là bản hoà tấu của nhiều nền văn hoá ẩm thực trong nước và du nhập, được biến tấu sáng tạo hơn các món ăn từ nước ngoài. Món ăn ở miền Nam thường thiên về vị ngọt là nhiều.

Nét văn hoá ẩm thực Việt Nam đối với những khách du lịch Việt Nam cũng được xem là một trong những điều rất đáng để trải nghiệm. Những món ăn không chỉ được bày đẹp mắt, ngon miệng mà nó còn chứa đựng cả những ý nghĩa cao đẹp. Bên cạnh đó, du lịch trong nước, thưởng thức những món ăn ngon của từng vùng miền sẽ giúp cho bạn hiểu thêm những nét đẹp trong văn hoá ẩm thực Việt Nam.